trung tâm gia sư biên hòa

hb menu Nội dung

Gia Sư Nhân Văn cảm nhận bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”

Gia Sư Nhân Văn thấy cuộc sống của cha ông ta từ xưa vốn gắn bó với công việc làm nông biết bao cực khổ - bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Thế nhưng sự khốn khó về vật chất không khiến tâm hồn con người chai sạn, mà ngược lại còn trở thành điều kiện để khắp nơi trên làng quê Việt, cất bao tiếng hát của tâm hồn, của những yêu thương nồng hậu, thiết tha. Trong kho tàng ca dao phong phú ấy, nổi bật lên là những khúc ca về niềm thương nỗi nhớ. Người con gái gửi gắm tình cảm của mình trong vần thơ, điệu hát, qua hình tượng chiếc khăn, ánh đèn và đôi mắt một cách thật kín đáo, tệ nhị nhưng vẫn rất chân thành, gần gũi. Bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” được đánh giá là viên ngọc đẹp nhất trong đề tài ca dao về nghĩa tình.
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai 
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề
gia-su-nhan-van-quan-9-cam-nhan-bai-ca-dao-khan-thuong-nho-ai
Trung tâm gia sư Nhân Văn thấy hình ảnh khăn thường xuất hiện trong ca dao để biểu thị nỗi nhớ thiết tha của người phụ nữ. Khăn là vật dụng hằng ngày, không thể thiếu trong sinh hoạt hay lao động của người bình dân. Họ cuốn khăn trên đầu. Họ vắt khăn trên vai. Họ dùng chiếc khăn để gạt đi sự mỏi mệt trên trán người thương. Thế nên trong nỗi nhớ niềm thương của người phụ nữ, chiếc khăn trở nên gần gũi, quen thuộc, chứa đựng biết bao nhớ mong. Bài ca là lời của người con gái, bởi đại từ nhân xưng trong câu sáu chữ là “em”, tiếng gọi khiêm nhường, đầy tha thiết yêu thương. Từ “khăn” được lặp lại sáu lần liên tiếp với những trạng thái khác nhau: “thương nhớ”-“vắt”-“rơi”-“chùi nước mắt”. Những sự vật tiếp nối là “đèn”, “mắt” cũng cùng một tâm trạng với chiếc khăn – “thương nhớ ai”. Chúng đều là hình ảnh ẩn dụ để nói về con người, cụ thể hơn là người phụ nữ trong tình yêu. Xa cách nhau, người con gái chỉ biết gửi nỗi nhớ trong những vật dụng thân thuộc. Bất cứ sinh hoạt nào cũng chất chứa nỗi nhớ thương. Nỗi nhớ vốn là tình cảm trừu tượng, khó có thể miêu tả cụ thể về hình dáng, màu sắc. Thế nhưng, trong bài ca dao nỗi nhớ đã được cụ thể hóa qua những vật dụng gắn liền với sinh hoạt của con người. Đó là một điểm nghệ thuật độc đáo khiến bài ca vừa gần gũi lại thiết tha về sự biết đạt cảm xúc. Trong những bài ca dao khác, chiếc khăn là biểu tượng của tình cảm vợ chồng thủy chung:
“Tay nâng khăn gói sang sông
Mồ hôi ướt đẫm thương chồng phải theo.”
Lấy chất liệu từ văn học dân gian, thơ hiện đại sử dụng hình tượng chiếc khăn để biểu đạt ý nghĩa về tình cảm thủy chung của người phụ nữ:
“Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.”
Gia Sư Nhân Văn thấy chiếc khăn không chỉ còn là tình cảm riêng tư của con người, mà nâng cao hơn là biểu tượng của quê hương, đất nước. Đất nước không chỉ là hình ảnh lớn lao, kì vĩ mà còn là những điều rất giản dị. Đó là tình cảm thủy chung, là chiếc khăn thấm đượm tình yêu. Hai câu thơ cuối không theo thể thơ bốn chữ như những câu trước mà kéo dài ra như sự nhớ thương của tình cảm lan tỏa trong không gian:
“Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề.”
gia-su-nhan-van-cam-nhan-bai-ca-dao-khan-thuong-nho-ai
Khát vọng tình yêu lứa đôi luôn cháy rực trong tâm hồn con người. Tình yêu chân thành và đằm thắm nhưng trong cuộc sống lại nhiều điều ngăn cách như định kiến, sự phân biệt giàu nghèo. Những vách ngăn vô hình đó khiến nỗi nhớ thương trở thành đề tài phổ biến trong ca dao. Nỗi nhớ đối với mỗi người là muôn hình vạn trạng, riêng với “Khăn thương nhớ ai” nỗi nhớ được thể hiện tinh tế trong hình tượng “khăn, đèn, mắt”. Cả bài ca dao tạo thành một câu hỏi tu từ - “thương nhớ ai” với nhịp điệu da diết, khắc khoải. Câu hỏi ấy không cần sự trả lời mà chỉ đơn thuần để giãi bày nỗi nhớ thương đã trực trào trên khóe mi.
Trung tâm gia sư Nhân Văn cho rằng trong cuộc sống hiện đại, ca dao vẫn sẽ đồng hành cùng con người trong muôn hình vạn trạng những cung bậc cảm xúc. Dù khác về hoàn cảnh xã hội nhưng tình cảm của con người vẫn muôn thuở rực cháy niềm nhớ thương. “Khăn thương nhớ ai” với cách gieo vần luân phiên tạo sự luyến láy, phép ẩn dụ những hình ảnh quen thuộc. Bài ca dao xứng đáng được đánh giá là viên ngọc quý trong kho tàng ca dao Việt Nam.
 
Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0919 47 12 47
hỗ trợ zalo