trung tâm gia sư biên hòa

hb menu Nội dung

Trung tâm Gia Sư Nhân Văn phân tích đoạn thơ hay bài “Đây thôn Vĩ Dạ”

Trung tâm Gia Sư Nhân Văn thấy một trong những bài thơ hay nhất trong Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 mà hầu hết mọi yêu thích và nhớ kỹ, đó là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Bài thơ thể hiện những cung bậc tinh tế của cảm xúc. Qua đó, thể hiện sự khao khát gắn bó với cuộc đời của nhà thơ. Bài thơ có một hoàn cảnh sáng tác thật đặc biệt. Nó xuất phát từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái tên là Hoàng Thị Kim Cúc - quê ở Vĩ Dạ, tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng sống ở Quy Nhơn. Ít lâu sau, Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo, khi mắc bệnh phong, trở lại Quy Nhơn thì Kim Cúc đã theo gia đình về quê, hai người có thư từ qua lại. Một lần, Kim Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử một tấm thiếp vẽ phong cảnh Huế có hình người chèo đò trên sông Hương với lời thăm hỏi chúc thi sĩ mau bình phục.
gia-su-nhan-van-quan-9-phan-tich-doan-tho-hay-bai-day-thon-vi-da
Sau đó, khoảng vài năm sau, Kim Cúc nhận được bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ do Hàn Mặc Tử tặng kèm theo mấy dòng cảm tạ chân thành. Với một bài thơ sâu sắc như vậy nhưng em thích nhất là đoạn đầu tiên trong bài thơ. Đoạn thơ:
 “Sao anh không về chơi Thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Gia Sư Nhân Văn thấy ngay ở câu thơ đầu tiên nhà thơ mở đầu bằng một câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” . Với câu hỏi này chúng ta có thể hiểu theo nhiều chiều hướng khác nhau. Có thể là lời mời tế nhị của cô gái, có thể là lời trách nhẹ nhàng của gái cũng có thể là lời tự vấn, tự hỏi, tự trách của chính nhà thơ. Một điều thú vị ở trong câu thơ này nữa là tác giả dùng từ “chơi”. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao nhà thơ không dùng từ “thăm”, “sống”, “ở”,... Từ “chơi” ở đây mang sắc thái tự nhiên, thân mật, gần gũi và chân tình. Hơn hết, nó còn thể hiện khao khát kéo gần khoảng cách giữa hai người.
Câu thơ tiếp theo: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. Nhà thơ sử dụng thủ pháp đặc tả hình ảnh nắng hàng cau, nắng mới lên. Hình ảnh này thể hiện một ánh nắng rực rỡ, tinh khiết, tươi nguyên làm cho bạn đọc hình dung được những hàng cau thẳng tắp, cao vút, những tàu lá cau lấp lánh ánh mặt trời buổi sớm mai. Đây là một quan sát rất tinh tế diễn tả được cái đẹp của thôn Vĩ không phải chỉ do nắng
hoặc do hàng cau mà là do nắng hàng cau- sự hài hòa của ánh nắng vàng rực rỡ
trên hàng cau xanh tươi. Một điều thú vị nữa là trong câu thơ bảy chữ mà có hai
chữ nắng, nhà thơ đặt từng câu từng chữ rất hợp lí và diễn tả đúng như ánh nắng
miền Trung- một ánh nắng chói chang từ lúc bình minh.
Trung tâm Gia Sư Nhân Văn cho rằng câu thơ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” là một cái nhìn cận cảnh của một người đang đi trong khu vườn tươi đẹp của thôn Vĩ. Nhà thơ cũng sử dụng thủ pháp đặc tả trong câu thơ này. Nhà thơ dùng từ “mướt” đã gợi được sự chăm sóc vô cùng chu đáo và làm cho khu vườn này mang vẻ đẹp tươi tốt, đầy sức sống. Từ “xanh như ngọc” là một so sánh tuyệt đẹp gợi hình ảnh những lá cây xanh mướt được ánh nắng rực rỡ buổi sớm mai chiếu xuyên qua làm cho lá trở nên có màu xanh trong suốt và ánh lên như ngọc. Câu thơ thể hiện sự khen ngợi một cách kín đáo về vẻ đẹp quý phái, thanh cao của khu vườn xứ Huế.
trung-tam-gia-su-nhan-van-phan-tich-doan-tho-hay-bai-day-thon-vi-da
Câu thơ cuối “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”- bắt đầu có sự xuất hiện của con người. Sự xuất hiện này càng làm cho cảnh vật thêm sinh động. Nhiều người liên tưởng ngay đến chủ nhân của “vườn ai”- có thể là một cô gái xinh đẹp. Sự xuất hiện đó không hề ồn ào, sôi nổi, khoe khoang mà hoàn toàn kín đáo, tế nhị đúng với tính cách của con người xứ Huế. Một người con gái e ấp, thẹn thùng, thấp thoáng sau những chiếc lá trúc, có khuôn mặt chữ điền. Theo người xưa quan niệm, người có nét mặt chữ điền là người thẳng thắn và phúc hậu. Cách miêu tả của Hàn Mặc Tử cho thấy ông là một người tinh tế mới thể hiện được nét đẹp ấy.
Gia Sư Nhân Văn thấy với câu thơ này, nhà thơ đã gợi rõ ràng hơn thần thái chỉ có ở thôn Vĩ: cảnh tươi xanh, người phúc hậu, giữa thiên nhiên và con người có sự hài hòa với nhau trong một vẻ đẹp dịu dàng và kín đáo. Một khổ thơ khá là ấn tượng mà trong đó cách miêu tả quang cảnh cũng như tình cảm được thể hiện rất đẹp. Dù tất cả là cảnh trong trí tưởng tượng của người ở nơi xa đang hướng về xứ Huế với biết bao yêu thương, khao khát, hi vọng nhưng cảnh ấy thật ý vị. Cả hình ảnh, hình tượng, ngôn ngữ trong bài thơ đều chỉ là biểu hiện của cảm xúc, của tâm trạng chủ thể trữ tình.
Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0919 47 12 47
hỗ trợ zalo