trung tâm gia sư biên hòa

hb menu Nội dung

Gia Sư Nhân Văn nêu suy nghĩ về cái chết của Bê-li-cốp

Gia Sư Nhân Văn cho rằng tác phẩm “Người trong bao” có giá trị tư tưởng riêng của nó. Đây là truyện ngắn phê phán sâu sắc lối sống trong bao: hèn nhát, cá nhân, ích kỷ của một bộ phận trí thức Nga cuối thể kỉ XIX thông qua hình tượng nhân vật Bê-li-cốp. Kết thúc truyện là cái chết của Bê-li-cốp khiến cho mỗi chúng ta có những suy nghĩ riêng của mình.
Trong truyện “Người trong bao” vì lối sống thu mình, tính cách nhút nhát của nhân vật mà có một số người cũng tò mò thử thay đổi cách sống của y bằng cách gán ghép y với Va-ren-ca. Cô là một giáo viên mới về trường chừng ba mươi tuổi, tính tình hồn nhiên, nhí nhảnh, hay nói, hay hát, hay cười. Cô có người em tên là Cô-va-len-cô. Hai chị em sống có vẻ tự do, phóng khoáng. Sự xuất hiện của hai chị em đã làm xao động không khí tỉnh lẻ buồn chán.
gia-su-nhan-van-quan-9-neu-suy-nghi-ve-cai-chet-cua-be-li-cop
Trung  tâm Gia Sư Nhân Văn nghĩ rằng gán ghép sẽ có kết quả, những tưởng mọi chuyện sẽ tốt đẹp nhưng chẳng ăn thua gì. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhân vật Bê-li-cốp chính là xung đột giữa y và Cô-va-len-cô. Khi Bê-li-cốp nhận được bức tranh châm biếm “Một người tình si” của một cậu ngỗ nghịch nào đó. Sau đó, y thật sự hốt hoảng khi nhìn thấy hai chị em Va-ren-ca và Cô-va-len-cô phóng xe đạp vụt qua thì y quyết định đến nhà để gặp và nói chuyện rõ ràng. Tuy nhiên, vì không có Va-ren-ca, nên y chỉ gặp người em. Hai người khác quan điểm, suy nghĩ nên nói chuyện một hồi qua lại thì xảy ra xung đột. Cô-va-len-cô có thái độ giọng trầm trầm, có khi kìm nén với nét mặt đỏ gay, có khi thì có ánh mắt hằn học nhưng Bê-li-cốp lại nhân danh đồng nghiệp đi trước, người có đạo đức, cư xử như một người tử tế, đứng đắn đã lên tiếng giáo huấn, nhắc nhở. Tiếp đó, khi Cô-va-len-cô quát to, nói những lời thô bạo thì thái độ của Bê-li-cốp lại bối rối, luống cuống, hoảng hốt nhưng vẫn không quên nghĩa vụ là báo cáo với ngài hiệu trưởng nội dung câu chuyện hôm nay. 
Gia Sư Nhân Văn thấy Cô-va-len-cô đã có hành động túm cổ áo phía sau rồi xô mạnh khiến Bê-li-cốp lộn nhào xuống cầu thang nhưng y vẫn bình yên vô sự. Bê-li-cốp đứng dậy thì Va-ren-ca nhìn thấy bộ mặc nực cười của y, nhìn chiếc áo bành tô nhăn nhúm, đôi giày cao su thì cô không hiểu chuyện gì đã xảy ra với y. Và rồi, Va-ren-ca đã cười một tiếng cười tự nhiên, âm vang “Ha-ha-ha” nhưng là một điều khủng khiếp đối với Bê-li-cốp. Tiếng cười ấy đã chấm dứt tất cả: chấm dứt chuyện cưới xin, chấm dứt cả cuộc đời của Bê-li-cốp bởi vì y cảm thấy xấu hổ cùng cực, sợ hãi cùng cực. Y thật sự bị khủng hoảng về mặt tinh thần. 
Một tháng sau, Bê-li-cốp chết. Điều khiến mọi người suy nghĩ khá nhiều chính là vẻ mặt của y khi ở trong quan tài. Vẻ mặt ấy trông hiền lành, dễ chịu, tươi tỉnh và đầy mãn nguyện. Y đã tìm được mục đích cuộc đời là tìm ra cái bao bền vững, chắc chắn và không bao giờ thoát ra nữa. Bê-li-cốp chết một cách bất ngờ, gây cho mọi người trong trường, mọi người trong thành phố nơi y sinh sống không khỏi ngạc nhiên. Cái chết của nhân vật là một chi tiết vô cùng quan trọng. Cái chết ấy còn là một biện pháp nghệ thuật khi mà nhà văn Sê-khốp đẩy tính cách nhân vật lên tới đỉnh cao.
trung-tam-gia-su-nhan-van-neu-suy-nghi-ve-cai-chet-cua-be-li-cop
Nhà văn Sê-khốp khái quát ảnh hưởng, tác động lâu dài, nặng nề của kiểu người Bê-li-cốp và cả lối sống của y đã ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của xã hội Nga lúc bấy giờ. Cái chết của Bê-li-cốp là tất yếu và ít nhiều cũng gây sự bất ngờ cho những người sống xung quanh, kể cả người đọc. 
Trung  tâm Gia Sư Nhân Văn thấy khi Bê-li-cốp còn sống thì ai ai cũng sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh sâu sắc, có người còn tỏ thái độ khinh bỉ ra mặt. Trước cái chết của Bê-li-cốp, thái độ của mọi người đều nhẹ nhàng, thoải mái, như thoát khỏi gánh nặng. Nhưng chưa được bao lâu thì cuộc sống lại diễn ra như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị, chẳng có gì thay đổi. 
Bê-li-cốp là nạn nhân, là sản phẩm mang tính chất điển hình của một xã hội chuyên chế, lạc hậu, trì trệ. Đồng thời, y cũng là nạn nhân của chính bản thân mình do thiếu bản lĩnh, cứ mãi đắm chìm trong “cái bao” do mình tạo ra. Qua cái chết của Bê-li-cốp, chúng ta thấy được ý nghĩa điển hình, khái quát sâu rộng, ý nghĩa triết lí mà nhà văn đưa ra.
Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0919 47 12 47
hỗ trợ zalo