trung tâm gia sư biên hòa

hb menu Nội dung

Trung tâm Gia Sư Nhân Văn khám phá “nỗi sầu” Huy Cận trong tác phẩm “Tràng Giang”.

Trung tâm Gia Sư Nhân Văn cho rằng Huy Cận là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới. Ông tích cực tham gia hoạt động trong Mặt trận Việt Minh, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Huy Cận nổi tiếng các tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng; Những năm sáu mươi; Chiến trường gần đến chiến trường xa;  Hằng ngày sống,hằng ngày thơ; Ta về với biển,... Nhưng người ta biết đến ông với tập thơ vang lừng một thời là “Lửa thiêng”. Và “Tràng giang” là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất trong tập thơ ấy. Đặc biệt, trong bài thơ “Tràng giang” nỗi sầu của nhân vật được thể hiện một cách hàm súc và thấm đượm tình yêu quê hương đất nước.
gia-su-nhan-van-quan-9-phan-tich-noi-sau-bai-tho-trang-giang
“Nỗi sầu” của nhà văn được diễn tả thật tinh tế và đầy ý vị xuyên suốt cả bài thơ.
Gia Sư Nhân Văn thấy mở đầu là nhan đề “Tràng giang”, với việc dùng từ “ang” thì một mặt  thể hiện dư vang,một mặt diễn tả được sự lan tỏa vừa dài vừa rộng. Chỉ một từ nó đã có khả năng mang tính chất khái quát.
Câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” , nhà văn dùng từ bâng khuâng, nhớ, trời rộng, sông dài đã thể hiện cảm xúc chủ đạo là sự buồn da diết, nỗi sầu chơi vơi giữa không gian mênh mông rộng lớn.
Ở khổ thơ thứ nhất, câu thơ “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” diển tả một sự vật không đầu, không cuối, chồng chất lên nhau. Qua đó, nói lên sóng lòng của tác giả. Câu thơ:  “Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả”, từ sầu ở đây làm tăng thêm nỗi buồn, sự sầu của một con người nhỏ bé trước không gian bao la. “Củi một cành khô lạc mấy dòng” thì như chúng ta đã biết: củi trong cuộc sống đời thường có ích cho việc nấu nướng, làm chín thức ăn, dùng sưởi ấm mùa đông nhưng củi ít xuất hiện trong thơ ca. “Lạc mấy dòng” cho thấy sự lẻ loi, cô đơn, mòn mỏi, mất phương hướng và đầy khó khăn. Với giá trị có ý nghĩa tượng  trưng như thế làm cho nỗi sầu thêm sinh động hơn, khác lạ hơn.
Trung tâm Gia Sư Nhân Văn thấy Ở khổ thơ thứ hai, nhà văn thêm những chi tiết mời càng làm tăng sự vắng vẻ, hoang tàng. Tác giả dùng từ “lơ thơ, nhỏ, đìu hiu” tăng cấp về cảm giác lạnh lẽo cô đơn của lòng người. Câu thơ “ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” , nếu ta tách từng chữ thì chúng đều có nghĩa riêng. “Đâu” gợi lên một không gian mơ hồ, dương như không tồn tại; “làng xa” càng mở rộng khoảng cách; “vãn” diễn tả sự tàn tạ, thưa thớt và héo úa; “chợ chiều” gợi lên sự xơ xác, tiêu điều.  Một khung cảnh mà thiếu đi hơi người tạo cảm giác sầu sầu, thề lương. Câu thơ “Sông dàu, trời rộng, bến cô liêu” làm người đọc hình dung được không gian đa chiều vừa rộng vừa dài vừa sâu khiến con người càng trở nên nhỏ bé.
Ở khổ thơ thứ ba, nỗi sầu được diễn tả ở một phương hướng mạnh hơn khi nhà văn dùng các sự vật đặt cạnh nhau, nối tiếp, bèo dạt hàng nối hàng, không một chuyến đò ngang, lặng lẽ bờ xanh, bãi vàng. Tác giả còn sử dụng từ phủ định “ đâu-không”. Dường như, Huy Cận phủ nhận tất cả các mối quan hệ nhằm tạo nên sự cô đơn tuyệt đối, sự chia lìa, xa cách, nỗi sầu mà chỉ một mình nhân vật cảm nhận được.
gia-su-nhan-van-phan-tich-noi-sau-bai-tho-trang-giang
Ở khổ thơ cuối cùng, câu thơ “ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” thì nhà văn sử dụng từ láy lớp lớp càng dâng lên nỗi sầu muộn không có giới hạn. Tiếp đến là câu thơ mà chỉ có một hành động duy nhất  là chim nghiêng cánh nhỏ. Một chú chím nhỏ không thể chịu đựng sức nặng, tư thế chao đảo, lệch trọng tâm. Hai câu cuối bài thơ rất hay, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ. Hai câu thơ nhấn mạnh tình yêu quê hương tha thiết, thường trực. Và giờ đây, quê hương trở thành điểm tựa tinh thần giữa cảnh cô đơn. 
Gia Sư Nhân Văn thấy bài thơ thể hiện niềm khao khát gắn bó với cuộc sống và tình yêu quê hương đất nước thầm kín. Tác giả đã dùng nghệ thuật từ ngữ rất hay, sự kết hợp giữa thể thơ thất ngôn cổ điển và sự hiện đại với cái tôi cá nhân mang nặng nỗi buồn của thời kì Thơ mới.
Có thể thấy đây là một “nỗi sầu” thật đẹp.
Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0919 47 12 47
hỗ trợ zalo