Gia Sư Nhân Văn cho rằng khi nhắc đến nhà thơ Quang Dũng là người ta nghĩ ngay đây là một người nghệ sĩ đa tài, ông không những sáng tác thơ, truyện, mà ông còn là một người sáng tác nhạc và họa sĩ cừ khôi. Những tác phẩm của ông được đông đảo độc giả biết đến, nhưng ông thành công nhất với tác phẩm “Tây Tiến”, đây là bài thơ đã để lại nhiều dư vị khó quên cho bạn đọc trải dài mọi thời kì, và cho đến nay thì giá trị của tác phẩm vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Tây Tiến là bài thơ có nội dung chính là nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả về núi rừng Tây Bắc xa xôi hùng vĩ và cũng không kém phần nên thơ và lãng mạn. Ngoài cảnh đẹp của đại ngàn Tây Bắc thì hình ảnh người lính Tây Tiến cũng là điều mà độc giả luôn nhớ đến bài thơ này. Những người con của Hà thành hào hoa phong nhã, nhưng khi vào chiến trường thì dũng cảm và anh hùng.
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Trung tâm Gia Sư Nhân Văn cho rằng ai viết về các chiến sĩ chỉ có thể viết những câu từ ca ngợi vẻ oai phong lẫm liệt của họ. Quang Dũng không chỉ viết được những điều đó, mà ông còn khắc họa được những nỗi vất vả, gian truân mà các anh phải trải qua, phải dầm mưa dãi nắng, trèo đèo lội suối, đối diện với mãnh thú rình rập ở khắp nơi để giữ vững được nền độc mà ông cha ta khó khăn lắm mới gây dựng nên được.
“Doanh trại bùng lên hội đuốc hoa”
Ngày xưa người ta nói rằng quân dân như một, sau những lúc hành quân mệt mỏi thì đoàn quân Tây Tiến lại về trong vòng tay ấm áp của bà con Tây Bắc, cùng hòa mình vào những điệu nhảy của núi rừng, sự ấm áp của đốm lửa vùng cao.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Đến đây thì ta mới thấy rõ được cuộc sống ở nơi rừng thiêng nước độc, đối diện với bệnh sốt rét đã khiến cho tóc các anh rụng đi, da các anh xanh xao hẳn, nhưng như thế không khiến các anh nhụt chí, ngọn lửa yêu nước luôn sáng rực trong tim chỉ lối cho các anh tiếp tục tiến lên. Như ở đầu bài có nói, các anh đa phần là những thanh niên Hà thành còn tuổi đến trường. Đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, các anh tạm gác lại bút vở, gác lại gia đình, người thương và những mơ mộng về một cuộc sống khác của những cậu trai mới lớn. Và rồi bây giờ đây, chính những kỉ niệm đẹp về những con người quan trọng ở miền xuôi lại chính là động lực bền bỉ giúp các anh giữ chắc tay súng.
“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Gia Sư Nhân Văn thấy cuộc chiến nào mà chẳng có sự hy sinh, những tác giả cùng thời khác họ né vấn đề này và hầu như không hề nhắc đến cái chết, nhưng Quang Dũng thì khác, ông đã không ngại dùng ngòi bút của mình để viết nên những sự hy sinh đó, bởi đó là những sự hy sinh cho đất nước, cho chính nghĩa, cho từng tấc đất của nước nhà. Các anh đi chẳng tiếc đời trai, chẳng tiếc thân mình, chỉ mong sao cho đất nước sớm ngày độc lập. Từng mảnh đất chúng ta đứng ngày hôm nay đều là cả mạng sống của biết bao nhiêu con người đánh đổi mới có được, chúng ta phải biết trân trọng những hy sinh đó.
Trung tâm Gia Sư Nhân Văn thấy rằng Tây Tiến là một bức tranh được Quang Dũng khéo léo vẽ nên bằng những nét bút và câu từ nên thơ của mình. Đọc xong bài thơ cứ thấy ngẩn ngơ, tiếc nuối. Lại còn thấy khâm phục những người anh hùng mang tên đoàn quân Tây Tiến, ngưỡng mộ và thầm cảm ơn họ đã gửi lại tuổi trai trẻ của mình ở nơi vùng xa ấy, gửi lại nụ cười và mạng sống để giành lấy độc lập dân tộc. Dân tộc Việt Nam ngàn đời về sau đều luôn biết ơn các anh. Bài thơ Tây Tiến cũng là tác phẩm khẳng định vững chắc hơn nữa vị trí của tác giả trong nền văn học nước nhà.