Gia sư Nhân Văn thấy người Ấn Độ tin rằng chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ khỏi vòng tội lỗi. Bộ sử thi Ra-ma-ya-na không chỉ kể về gốc tích của các vị thần, chiến công của anh hùng dân tộc mà nó đã thấm sâu, trở thành cội rễ của tín ngưỡng Ấn Độ. Bộ sử thi là tổng hợp quan niệm, chuẩn mực của người Ấn Độ về mọi mặt của đời sống, và cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong đó, hình ảnh nàng Xita là tiêu biểu cho vẻ đẹp người phụ nữ Ấn Độ truyền thống với sự ca ngợi về tiết hạnh và sự thủy chung.
Trong đoạn trích Ra-ma buộc tội, nàng Xi-ta là nhân vật nữ trung tâm mang giá trị nghệ thuật riêng chứ không còn là nhân vật đòn bẩy để nâng cao giá trị của người đàn ông. Đoạn trích thuộc chương cuối của bộ sử thi đồ sộ, kể về chiến công đánh thắng vua quỷ Ra-va-na của người anh hùng Ra-ma và cứu thoát người vợ. Đáng lẽ trong cảnh sum họp ấy, người vợ và chồng phải dành hết tình cảm và sự quan tâm nhau sau bao ngày xa cách. Thế mà đáp lại sự vui mừng của Xita là thái độ lạnh nhạt của Ra-ma. Từ hoàn cảnh đó, nhân vật Xita sáng ngời vẻ đẹp của lòng tự trọng, tình cảm thủy chung và tiết hạnh.
Trung tâm gia sư Nhân Văn cho rằng Xita là hiện thân cho sắc đẹp hoàn mĩ. Ngoại hình của nàng được so sánh với hình ảnh biểu tượng là hoa sen – quốc hoa của đất nước Ấn Độ. “Người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng”. Vẻ đẹp của Xita hiền dịu, được ví với những tạo vật đẹp đẽ của thiên nhiên. Một dung nhan như vậy thật xứng đáng đứng bên cạnh một đấng minh quân. Thế nhưng, Ra-ma, người đại diện cho toàn thể cộng đồng lại không thể chấp nhận nàng. Cứu Xita từ tay vua quỷ Ra-va-na nhưng chàng nghi ngờ về tiết hạnh của nàng: “Người sinh trưởng trong gia đình cao quý có thể nào lại lấy một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác.” Những lời cay nghiệt và lạnh lùng ấy, đối với Xita còn đau khổ hơn khi bất cứ hình phạt nào. Bởi người nàng yêu thương và kính trọng nhất xem như hạng nữ nhân tầm thường. Bởi vì Ra-ma đang đứng trước toàn thể cộng đồng với tất cả bằng hữu, người dân và cả những người nô lệ mới thu phục từ đảo Lan-ka, chàng phải phát ngôn đại diện cho cộng đồng và đối diện với Xi-ta với cương vị là vua một nước và Xi-ta là hoàng hậu. Mâu thuẫn cá nhân nhưng đặt trong mối quan hệ mật thiết với cộng đồng khiến trách nhiệm và giá trị nhân phẩm đặt nặng trên vai mỗi nhân vật. Ra-ma ghen tuông nhưng trên hết chàng cũng phải giải quyết mâu thuẫn hàng đầu, chính là cách để chứng minh Xi-ta trong sạch “trước tất cả mọi người.”
Gia sư Nhân Văn thấy rằng đáp lại những lời buộc tội của Ra-ma, Xita không oán trách mà vẫn giữ thái độ khiêm nhường. Nàng dùng những lí lẽ khôn ngoan nhất để chối bỏ những lời cáo buộc. Dù trong tim đang đau như cắt, nhưng lí trí và trái tim nàng vẫn rực rỡ, chứng minh cho tâm hồn thuần khiết: “Chỉ có số mệnh của thiếp là đáng bị chê trách,… nhưng trái tim thiếp đây, là thuộc về chàng.” Hoàn cảnh là điều nàng không thể kiểm soát nhưng trái tim và lí trí của nàng hoàn toàn trong sạch. Lập luận ấy rất chặt chẽ và thuyết phục bởi không ai có thể kết tội một người khi người đó không thể kiếm soát được hành động. Xi-ta giải thích lại xuất thân của mình như một minh chứng về nguồn gốc cao quý, hoàn toàn xứng đáng trở thành hoàng hậu của một vị vua với dòng dõi lỗi lạc.
Nàng là con của nữ thần Đất Mẹ, được nuôi dưỡng trong gia đình hoàng tộc và thừa hưởng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Ấn Độ truyền thống. Nhưng lời nói vẫn chưa đủ, Xi-ta phải chứng minh bằng hành động. Nàng bước vào lửa để nhờ nữ thần A-nhi chứng minh cho tấm lòng trong sạch. Khi nàng bước ra tựa như vị thần được tái sinh, đẹp đẽ và choáng ngợp. Tất cả thần dân đều reo mừng trong khoảnh khắc ấy, bởi họ biết Xi-ta trong sạch, xứng đáng trở thành hoàng hậu tương lai.
Gia sư Nhân Văn cho rằng đoạn trích Ra-ma buộc tội khắc họa tính cách nhân vật chủ yếu trong lời nói. Ra-ma thể hiện mình là một đấng minh quân, biết cân nhắc giữa vấn đề cá nhân và cộng đồng. Vì yêu thương vợ, chàng mới phải chọn cách làm đầy đau đớn này để chứng minh vợ trong sạch, chứng minh tư cách của mình trước cộng đồng. Trong thử thách, Xi-ta đã thể hiện vẻ đẹp đoan chính, hy sinh và hiền thảo của người phụ nữ Ấn Độ. Nàng không chỉ xứng đáng trở thành hoàng hậu mà còn là chuẩn mực của vẻ đẹp phụ nữ Ấn Độ.